Nỗ lực đằng sau chuyện 6 tấn vải thiều bán hết trong một ngày trên sàn Sendo

Với sự hỗ trợ của Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương, vải thiều Hải Dương được mở bán chính thức trên sàn Sendo từ ngày 24/5. Kết quả đã tiêu thụ được 6 tấn chỉ trong ngày đầu mở bán. Kết quả khả quan này cho thấy bán nông sản lên sàn không còn là hoạt động "giải cứu" mang tính nhất thời, ngắn hạn.

THÊM MỘT ĐẦU RA HIỆU QUẢ CHO NÔNG SẢN VIỆT

Dù có nhiều chuyển biến tích cực theo thời gian, nhưng nhìn chung nông nghiệp Việt vẫn đang "hụt hơi" so với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và thời đại. Tác động của dịch bệnh và những cuộc "giải cứu" nông sản là minh chứng rõ ràng nhất cho yếu điểm và bất cập của nền nông nghiệp. Nhưng đồng thời cũng là động lực thúc đẩy công cuộc chuyển đối số, hiện đại hoá.

Nằm trong công cuộc chuyển đổi số này, chương trình xúc tiến vải thiều Hải Dương được Sendo tổ chức với sự hỗ trợ của Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công thương tỉnh Hải Dương để đưa vải thiều đặc sản Thanh Hà lên sàn thương mại điện tử.

Theo Ban tổ chức chia sẻ, chương trình không chỉ nhằm khuyến khích tinh thần "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" mà còn mang thêm một kênh phân phối bền vững cho nông sản Việt, giúp người nông dân chủ động hơn về đầu ra, giảm lệ thuộc vào các kênh phân phối truyền thống.

Ông Nguyễn Quang Thuật, Phó Tổng Giám đốc công ty công nghệ Sendo chia sẻ "Việc hỗ trợ người nông dân là hướng đi dài hạn để tạo kênh tiêu thụ mới cho nông sản, đồng thời góp phần mang đặc sản địa phương đến người mua, sàn TMĐT Sendo mong rằng sự đồng hành của Sendo sẽ giúp bà con nông dân chủ động tìm đầu ra ổn định, giảm thiểu tình trạng nông sản cần "giải cứu"".

Cụ thể, vải thiều Thanh Hà, Hải Dương được bán trên sàn Sendo với giá ưu đãi đặc biệt 18.000 đồng/kg cùng với 1,000 mã miễn phí vận chuyển (tối đa 30.000 đồng / đơn hàng) từ ngày 24/5 đến 27/5 tại địa chỉ https://www.sendo.vn/su-kien/su-kien-xttm/.

Đại diện của Sendo cho biết, dù chỉ mới mở bán vải thiều Hải Dương chưa đầy 2 ngày nhưng hiện đã có trên 7 tấn vải đến tận tay người tiêu dùng cả nước. Sendo dự kiến sau 4 ngày sẽ có 12 tấn vải thiều được tiêu thụ. Sự đón nhận tích cực của người tiêu dùng cho thấy hiệu quả của kênh tiếp cận mới, hợp thời này và dần tạo được niềm tin ở bà con nông dân.

Tiếp sức cho bà con nông dân chuyển đổi số

Để có được những kết quả tích cực này, đại diện sàn TMĐT Sendo chia sẻ rằng đội ngũ Sendo không chỉ hướng dẫn bà con cách mở gian hàng Senmall và đăng bán sản phẩm mà Sendo còn trực tiếp xuống vùng canh tác, cùng bà con nông dân chuẩn bị giải pháp đóng gói ,vận chuyển. 

Rau củ, trái cây tươi nói chung vốn đã có nhiều thách thức trong khâu hậu cần bởi phải thu hoạch và tiêu thụ nhanh chóng, bảo quản khó khăn. Vải thiều lại càng thách thức hơn bởi mọng nước nên hết sức… mong manh. Bên cạnh đó, bà con nông dân lại chưa quen với việc đóng gói số lượng nhỏ lẻ dạng đơn hàng thương mại điện tử. Sendo đã chủ động tập huấn, phối hợp với bà con nông dân để tìm ra giải pháp đóng gói vừa đảm bảo chất lượng vừa tiết kiệm chi phí - sát sao đến cả tỷ lệ đá lạnh trong mỗi thùng vận chuyển.

Ông Nguyễn Văn Hiển, nông dân trồng vải Thanh Hà hồ hởi chia sẻ: "Năm nay là lần đầu tiên nông dân trồng vải được các cơ quan xúc tiến thương mại và sàn thương mại điện tử trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn tạo gian hàng để bán trực tiếp cho khách Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ nay chúng tôi có thể yên tâm sản xuất khi có thêm một kênh tiêu thụ bên cạnh các kênh truyền thống."

Song song đó, với kinh nghiệm và ưu thế về truyền thông trực tuyến, Sendo liên tục đưa hình ảnh vải thiều xuất hiện rộng khắp trên các trang mạng xã hội Facebook,Tiktok và kênh Senlive trên ứng dụng Sendo, đưa vải thiều Thanh Hà tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng.

Ông Thuật cho biết thêm: "Trong thời gian tới, sàn TMĐT Sendo sẽ phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại triển khai các hoạt động huấn luyện, nâng cao năng lực cho các hợp tác xã, các doanh nghiệp về TMĐT nhằm mở, xây dựng và vận hành gian hàng trên Sendo hiệu quả".

Là một trong số ít những nền tảng thương mại điện tử "made in Việt Nam" nổi bật , Sendo luôn dành cho sản vật địa phương và sản phẩm Việt một danh mục riêng mang tên "Gian hàng Việt".

Ông Thuật chia sẻ thêm: "Với kinh nghiệm và ưu thế về truyền thông trực tuyến, Sendo sẽ liên tục đầu tư để đưa hình ảnh các đặc sản trong "Gian Hàng Việt" xuất hiện rộng khắp trên các trang mạng xã hội Facebook,Tiktok và kênh Senlive trên ứng dụng Sendo, từ đó đưa vải thiều Thanh Hà và các đặc sản khác tiếp cận với khách hàng cả nước".

Với những hướng hỗ trợ và đầu tư toàn diện này, đại diện Sendo tin tưởng các hoạt động xúc tiến thương mại cho nông sản trên Sendo đang tạo đầu ra lâu dài cho nông sản, giúp các hợp tác xã và nông dân tiếp tục kinh doanh trực tuyến mà không cần cầu cứu đến các chiến dịch "giải cứu" ngắn hạn.

Ánh Dương

Theo Nhịp sống kinh tế